Chế độ thai sản luôn là vấn đề được nhiều người lao động quan tâm đặc biệt là trong thời gian sinh con không thể lao động. Trong bài viết này Niềm Tin Bảo Hiểm sẽ giới thiệu chi tiết cho bạn về cách tính chế độ thai sản 2021 cùng các thông tin liên quan. Nào, bắt đầu ngay thôi.
Điều kiện hưởng chế độ thai sản 2021
Các điều kiện hưởng chế độ thai sản lao động nữ hoặc các đối tượng có liên quan được quy định cụ thể tại Bộ luật bảo hiểm xã hội bổ sung, sửa đổi năm 2014 bao gồm:
+ Đối tượng được hưởng chế độ thai sản là lao động nữ mang thai, lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ hoặc nhờ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi, lao động nữ nghỉ dưỡng trong quá trình đặt vòng tránh thai, thực hiện biện pháp triệt sản. Đồng thời, lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
+ Lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ hoặc nhờ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi phải đảm bảo đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi.
+ Đối với các trường hợp phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của nơi khám chữa bệnh thì phải đảm bảo tham gia bảo hiểm xã hội từ 12 tháng trở lên. Cùng với đó là phải đảm bảo đóng đủ phí bảo hiểm từ 3 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước thời điểm sinh con để được hưởng bảo hiểm thai sản như quy định.
+ Các lao động thỏa mãn điều khoản 2, 3 đã liệt kê phía trên nếu chấm dứt hợp đồng hoặc xin thôi việc trước thời điểm sinh con thì vẫn được nhận bảo hiểm theo chế độ thai sản nhằm đảm bảo sức khỏe người lao động.
Cách tính bảo hiểm thai sản 2021
Đối với những ngày đi khám thai
Trong thai kỳ, người lao động nữ sẽ được 05 lần nghỉ để khám thai và mỗi lần nghỉ 1 ngày. Ngày nghỉ khám thai, người lao động được hưởng chế độ lương tương tự như ngày nghỉ phép và những ngày nghỉ này cũng sẽ không trừ vào phép năm.
Đối với các trường hợp thai đặc biệt do có bệnh lý bất thường cần theo dõi thường xuyên hoặc ở vùng sâu vùng xa di chuyển thời gian dài thì được phép nghỉ 2 ngày cho 1 lần khám thai. Các ngày nghỉ chỉ được tính nếu lao động khám thai vào ngày làm việc trừ ngày nghỉ lễ, tết hoặc ngày nghỉ hàng tuần của cơ quan làm việc.
Tiền trợ cấp một lần khi sinh con
Tiền trợ cấp một lần khi sinh con là tiền hỗ trợ chi phí sinh cho các lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc chỉ có cha tham gia bhxh. Tiền trợ cấp khi sinh con sẽ được nhận 1 lần duy nhất cho 1 em bé được tính theo mức lương cơ bản x 2.
Theo quy định Nhà nước mức lương cơ bản hiện nay là 1,49 triệu đồng thì tiền trợ cấp một lần sinh con mà lao động nhận được sẽ bằng 1,49 x 2 = 2,98 triệu đồng. Số tiền trợ cấp này sẽ được chi trả vào tháng sinh con và không chi trả trước hoặc sau tháng sinh con.
Cách tính chế độ thai sản trong thời gian nghỉ sinh
Thời gian hưởng chế độ thai sản của lao động nữ trước và sau khi sinh con là 6 tháng trong đó thời gian hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng. Về mức hưởng chế độ thai sản trong thời gian nghỉ sinh thì lao động sẽ được hưởng 100% bình quân số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng gần nhất tại thời điểm bắt đầu hưởng chế độ.
Ví dụ thời gian nghỉ việc để sinh con của bạn là tháng 7/2020 và bạn đã hoàn tất phí bảo hiểm xã hội từ tháng 1 – tháng 6/2020 với mức tiền lương đóng bảo hiểm mỗi tháng là 6 triệu đồng. Thì tiền thai sản sẽ được hưởng là 6 triệu đồng x 6 tháng = 36 triệu đồng.
Tiền trợ cấp nghỉ dưỡng sức sau sinh
Sau khi sinh con thì lao động nữ cần hồi phục và nghỉ dưỡng nhằm đảm bảo sức khoẻ được hỗ trợ tiền trợ cấp nghỉ dưỡng sức:
Tiền trợ cấp dưỡng sức sau sinh = số ngày nghỉ dưỡng x 30% x 1.490.000đ (lương cơ sở)
trong thời gian này công đoàn tại cơ sở lao động sẽ có trách nhiệm quyết định số ngày nghỉ dưỡng sức theo mong muốn của lao động. Bên cạnh đó, cũng có thể chọn số ngày nghỉ dưỡng theo quy định như sau:
+ Lao động nữ sinh đôi hoặc sinh ba trở lên sẽ được hưởng số ngày nghỉ dưỡng tối đa 10 ngày.
+ Lao động nữ sinh con theo phương pháp phẫu thuật sẽ được hưởng tối đa 7 ngày.
+ Đối với các trường hợp khác sẽ là 5 ngày.
Chế độ thai sản cho chồng
Khi lao động nữ sinh con thì người chồng cũng được hưởng chế độ thai sản nếu đang tham gia bảo hiểm xã hội. Lao động nam có vợ sinh con sẽ được nghỉ theo chế độ thai sản và được hưởng mức tiền thai sản được tính:
Tiền thai sản = Số ngày nghỉ x (100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ /24)
Số ngày nghỉ được tính tiền thai sản sẽ được tính trong 30 ngày đầu kể từ khi vợ sinh con, nghĩa là trong thời gian này người chồng có thể nghỉ bất kỳ ngày nào theo quy định như sau:
+ Vợ sinh thường: nghỉ tối đa 05 ngày.
+ Vợ sinh theo phương pháp phẫu thuật hoặc sinh non dưới 32 tuần: 7 ngày làm việc.
+ Vợ sinh đôi: 10 ngày làm việc. Nếu sinh ba thì mỗi con sẽ được thêm 3 ngày.
+ Vợ sinh đôi theo phương pháp phẫu thuật được nghỉ 14 ngày làm việc.
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
Đối với người lao động nữ sinh con
+ Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân.
+ Sổ hộ khẩu thường trú của mẹ.
+ Sổ bảo hiểm xã hội.
+ Giấy chứng nhận sinh con và giấy khai sinh của con.
+ Chỉ định nghỉ dưỡng trước khi sinh có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh.
+ Quyết định nghỉ việc trước khi sinh (trường hợp nghỉ việc trước khi sinh).
Đối với người lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo thai, chết thai do bệnh lý
+ Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân.
+ Sổ bảo hiểm xã hội.
+ Giấy khám thai.
+ Giấy xuất viện có chứng nhận của cơ sở khám chữa bệnh.
+ Giấy chứng nhận nghỉ việc của cơ quan đang công tác.
+ Mẫu kê khai thông tin C70a-HD theo Quyết định 636/QĐ-BHXH.
Đối với người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi
+ CMND/ Thẻ căn cước công dân.
+ Hộ khẩu.
+ Sổ bảo hiểm xã hội của lao động.
+ Giấy khai sinh của con và giấy chứng sinh của người mẹ (bản sao có công chứng).
+ Giấy chứng nhận nhận con nuôi (bản sao có công chứng).
Đối với lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con
+ CMND/ Thẻ căn cước công dân.
+ Sổ bảo hiểm xã hội của lao động nam.
+ Giấy đăng ký kết hôn hoặc sổ hộ khẩu có thông tin của vợ.
+ Giấy khai sinh.
+ Giấy chứng sinh của vợ.
+ Giấy chứng nhận nghỉ việc có xác nhận của nơi làm việc.
Thủ tục hưởng chế độ thai sản
Bước 1: Nộp hồ sơ
+ Đối với người lao động: trong vòng 45 ngày kể từ ngày đầu tiên đi làm sau khi nghỉ thai sản sẽ phải gửi hồ sơ đến cơ quan đang công tác những hồ sơ được yêu cầu.
+ Đối với đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm tập hợp và kiểm tra hồ sơ của người lao động trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Đơn vị sử dụng lao động có thể lập danh sách 01B-HSB nộp tại cơ quan tiếp nhận bảo hiểm xã hội hoặc nộp trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN.
Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ của công dân
Đơn vị sử dụng lao động sau khi gửi hồ sơ đến cơ quan BHXH sẽ nhận được thông báo tiếp nhận hồ sơ. Trong trường hồ sơ gặp vấn đề hoặc cần điều chỉnh bổ sung thì đơn vị sẽ tiến hành bổ sung và nộp lại cho cơ quan bhxh. Nếu hồ sơ đầy đủ và đạt yêu cầu thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tiến hành thẩm định và chi trả tiền trợ cấp.
Bước 3: Thông báo kết quả và nhận tiền trợ cấp
Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thông báo kết quả tiền trợ cấp bao gồm các thông tin như: số tiền trợ cấp, hình thức chi trả, người thụ hưởng, thời gian chi trả,… Người lao động có thể nhận trợ cấp thông qua đơn vị sử dụng lao động, tài khoản ngân hàng hoặc nhận trực tiếp tại cơ quan bhxh nếu thôi việc trước khi sinh.
Đối với trường hợp lao động đang làm việc tại cơ quan nhưng có yêu cầu nhận tiền mặt thì cần có giấy uỷ quyền để cơ quan bhxh sẽ chi trả thông qua tài khoản công ty, từ có công ty có nghĩa vụ trả tiền mặt cho người lao động.
Các câu hỏi liên quan chế độ bảo hiểm thai sản
Đóng bảo hiểm bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản
Người lao động cần đáp ứng điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội ít nhất 12 tháng tính tại thời điểm sinh con. Trong trường hợp người lao động đóng bảo hiểm ít hơn 6 tháng tại thời điểm sinh con thì sẽ được hưởng chế độ thai sản tính trên tổng số tháng đã đóng. Đối với các lao động nghỉ việc, thôi việc trước thời gian sinh con nhưng đảm bảo đã đóng đủ bảo hiểm xã hội thì vẫn được nhận trợ cấp thai sản.
Nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm không
Trong thời gian nghỉ thai sản nghĩa là người lao động không tham gia làm việc và hạn chế về thu nhập hàng tháng, vì thế sẽ không phải đóng bảo hiểm trong thời gian này. Thời gian nghỉ thai sản theo chế độ là tối đa 6 tháng, nếu người lao động làm việc lại trước thời gian trên thì vẫn tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian nghỉ thai sản thừa ra có thể được cộng dồn vào thời gian nghỉ thai sản cho lần sinh con tiếp theo.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản
Bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay chỉ hỗ trợ hưởng với chế độ hưu trí và chế độ tử tuất, không trợ cấp thai sản. Nếu người lao động có mong muốn hoặc kế hoạch mang thai thì nên tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của bộ luật bảo hiểm năm 2014.
Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin chi tiết về cách tính chế độ thai sản cũng như các hồ sơ, thủ tục cần chuẩn bị. Hy vọng Niềm Tin Bảo Hiểm đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội. Nếu bạn cần tư vấn thêm về các trường hợp khác của bảo hiểm thì có thể tham khảo thêm nhiều bài viết của chúng tôi nhé.
Nguồn bài viết: https://niemtinbaohiem.com/che-do-thai-san/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét