Bảo hiểm xã hội tự nguyện chắc hẳn không còn là khái niệm xa lạ đối với người dân Việt Nam, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu và còn nhiều e ngại khi tham gia hình thức bảo hiểm này. Qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bhxh tự nguyện nhé.
Có nên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
“Có nên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hay không?” đây là câu hỏi luôn được mọi người thắc mắc khi nhắc đến bảo hiểm xã hội tự nguyện. Việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là quyết định tự nguyện của mỗi công dân tuy nhiên nhà nước luôn khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo cuộc sống dân sinh.
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Mặc dù là loại bảo hiểm có thể tham gia hoặc không tham gia nhưng bảo hiểm xã hội tự nguyện vẫn cần đảm bảo một số điều kiện cho các cá nhân đăng ký. Bảo hiểm xã hội tự nguyện dành cho các đối tượng sau:
- Tất cả các đối tượng không thuộc nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc. Các đối tượng như nông dân, người nội trợ, người quản lý doanh nghiệp không hưởng lương, người làm việc tự do không cố định.
- Người tham gia là công dân Việt Nam và đảm bảo tối thiểu 15 tuổi.
Người dân nếu có nhu cầu, mong muốn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể tham khảo tư vấn tại Uỷ ban nhân dân phường/ xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.
Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu
Hiện nay, nhằm tạo điều kiện đóng phí cho người dân khi tham gia bhxh tự nguyện, nhà nước đã tiến hành phân cấp điểm thu theo căn cứ quy định tại Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH. Để biết điểm thu tiền bảo hiểm xã hội gần nhất thì người dân có thể tra cứu thông tin tại trang Bảo hiểm xã hội được phát hành bởi chính phủ Việt Nam.
Ngoài ra bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết các cách tra cứu tại: Cách tra cứu mã số bảo hiểm xã hội nhé.
Các điểm được cấp phép thu tiền bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:
- Điểm đại lý, thu hộ bảo hiểm xã hội được uỷ quyền bởi cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội như các bưu điện và uỷ ban nhân dân thuộc địa bàn mà người tham gia sinh sống.
- Đóng phí trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội quận, huyện nơi đăng ký tham gia bảo hiểm.
- Đóng BHXH tự nguyện trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
Cách đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào
Cách đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thiết lập dưới nhiều hình thức đóng khác nhau nhằm đáp ứng được nhu cầu cũng như phù hợp với tình hình tài chính của người tham gia. Khi bạn đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được tư vấn và lựa chọn cách đóng phí. Theo điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, người tham gia bảo hiểm xã hội được chọn 1 trong 6 cách đóng phí như sau:
- Đóng hàng tháng theo ngày định kỳ.
- Đóng 3 tháng một lần.
- Đóng 6 tháng một lần.
- Đóng 12 tháng một lần.
- Đóng một lần cho nhiều năm tương lai nhưng không quá 5 năm/ lần đóng.
- Đối với những đối tượng thuộc nhóm người đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đáp ứng điều kiện số năm đóng bảo hiểm thì có đóng bổ sung 1 lần cho số năm còn thiếu.
Lưu ý: thời gian đóng thiếu phải đảm bảo dưới 10 năm.
Vậy là Niềm Tin Bảo Hiểm đã chia sẻ đến bạn cách đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay. Xem chi tiết tại nguồn bài viết: https://niemtinbaohiem.com/bao-hiem-xa-hoi-tu-nguyen/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét